Thursday, March 22, 2018

Vấn đề nan giải “ Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics?”



Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, nhiều chuyên gia đã tìm kiếm và đưa ra các giải pháp khác nhau để xử lý vấn đề vô cùng nan giải đó là làm cách nào để nâng cao hiệu quả ngành Logictis?  Tuy nhiên, mấu chốt chính cho việc nâng cao hiệu quả dịch vụ ngành Logistics tại Việt Nam là “ Doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và tang cường hiệu quả tính liên kết giữa các chức năng và bộ phận trong ngành.” (Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM – ITPC).
Tại buổi “ Hội thảo nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics tại Việt Nam” ,  Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt nam – ông Đào Trọng Khoa đã nhận định rằng có 2 vấn đề cốt lõi đáng để doanh nghiệp thực hiện nếu muốn nâng cao hiệu quả ngành Logistics hiện nay , đó là : 
  •            Cắt giảm chi phí
  •            Tăng cường liên kết


Hội thảo nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics tại Việt Nam 


Phát triển nhanh nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Theo phát biểu của ông Đào Trọng Khoa tại buổi “ Hội thảo nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics tại Việt Nam”, Logistics là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay, nắm vai trò then chốt trong việc phân phối , xuất- nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế nước ta. Theo đà phát triển của nền kinh tế Việt nam trong những năm gần đây , ngành Logistics nói riêng đã góp phần tăng khoảng 3% vào GDP cả nước với sự phát triển mạnh 15-16%/ năm. 
Tuy nhiên, chi phí Logistics tại Việt nam hiện nay vẫn còn khá cao so với nhiều nước trong cùng khu vực và thế giới , lý do là chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ khá cao, thêm vào đó là phụ phí tại cảng biển mà chủ tàu nước ngoài thu của chủ hàng Việt Nam. Bên cạnh các phí trên, nguyên nhân khác còn bao gồm chất lượng dịch vụ Logistics Việt nam chưa được ổn định , trình độ quản lý còn kém , chất lượng về nguồn nhân lực và ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế. 

Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động Logistics bao gồm hệ thống cảng, ICD (điểm thông quan nội địa), mạng lưới giao thông, Depot( nơi tập kết hang). Một vấn đề khác ảnh hưởng đến dịch vụ ngành Logistics không được cao là cơ sở hậu cần phục vụ Logistics chỉ tập trung tại số khu vực nhất định . Cụ thể là khu vực TPHCM- cái nôi trọng điểm tập kết hang xuất- nhập khẩu chỉ tập trung xung qanh cảng Cát Lái, ICD ở Thủ Đức , Depot ở Sóng Thần, Linh Trung và khu vực cầu Đồng Nai. Việc tập trung cơ sở hậu tầng không nhât quan này gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống giao thông- vận tải, kẹt xa và tang chi phí phát sinh cho các doanh nghiệp ngành Logistics hiện nay. 

Theo Bà Phạm Thúy Vân- Phó Tổng giám đốc Tiếp thị Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nhận định bản chất của logistics là hoạt động chuỗi liên kết giữa các địa phương, các khu vực, các quốc gia nhưng tại Việt Nam, mỗi địa phương lại có một chiến lược phát triển logistics riêng, thiếu tính liên kết vùng miền. Việc chưa có một quy hoạch phát triển chung về logistics của khu vực cũng dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quản lý, đầu tư và cách vận dụng các quy định của pháp luật giữa các địa phương.

Bên cạnh các yếu tố trên, những vấn đề nan giản liên quan đến quản lý chuyên ngành đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Logistics và quá trình luân chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp và thống nhất trong chuỗi quản lý đã gây ra nhiều vấn đề khiến các doanh nghiệp đau đầu , mặc dù hàng hóa đã được thực hiện thủ tục hải quan điện tử rất đơn giản và nhanh chóng nhưng các thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp, chồng chéo giữa các cơ quan chức năng khác nhau. Song, tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành vẫn còn quá lớn gây tốn kém về nhân lực, chi phí, thời gian của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.


Cắt giảm chi phí và tăng cười liên kết để nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics

Truớc tiên để nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics, ông Đào Trọng Khoa cho rằng phải cắt giảm chi phí là điều đầu tiên cần phải làm vì chi phí vận tải ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chi phí vận tải và dẫn đến việc phát sinh nhiều chi phí tiêu cực khác. Cụ thể hơn , việc cắt bớt các chi phí chính thức và minh bạch hoa phí BOT , cắt bỏ chi phí vận tải đường bộ , tiếp theo là tái cơ cấu vận tải , nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa của các phương thức giá rẻ như đường thủy, đường sắt,v.v. Song song đó, các hiệp hội chủ hàng cần đấu tranh với các hãng tàu nước ngoài để loại bỏ hiện tượng áp đặt các loại phụ phí cảng biển bất hợp lý nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng cho hàng hóa Việt Nam ở thị trường nước ngoài.

Về vấn đề liên kết, bà Phạm Thị Thúy Vân cho rằng, các địa phương và vùng tiếp giáp nhau cần có chương trình hành động chung trong việc quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics và kho phân phối tập trung của vùng giúp phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và có thể đáp ứng nhu cầu của khu vực thị trường rộng lớn hơn.

Việc xây dựng các kho phân phối tập trung cũng có vai trò tích cực trong việc tăng chất lượng dịch vụ và giảm chi phí lưu kho cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi xây dựng các trung tâm logistics và kho phân phối tập trung cần có sự nghiện cứu chi tiết về sản lượng hàng hóa lưu thông, luồng hàng, dòng xe, hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt kết nối để giảm thiểu sự quá tải và ùn tắc giao thông hoặc ngược lại gây lãng phí.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Cảng quốc tế Long An- Bà Phạm Thị Bích Huệ nhận xét, chi phí cao kèm theo những hạn chế về chất lượng dịch vụ logistics xuất phát từ thực tế là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp nhỏ , lẻ chỉ hoạt động ở từng công đoạn riêng lẻ như vận chuyển, cho thuê kho, hoặc đăng ký hải quan. Thêm vào đó, hệ thống hạ tầng và hậu cần phục vụ logistics lại rời rạc, thiếu tính liên kết, khoảng cách từ các depot đến ICD, cảng biển quá xa, khiến gia tăng chi phí và thời gian lưu thông hàng hóa. Chính vì vậy, muốn cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics, các cơ quan quản lý cần phối hợp trong việc quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hợp lý hơn để rút ngắn khoảng cách vận chuyển.

Không chỉ riêng sự nổ lực của nhà nước , mà các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam cần chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành, đào tạo chuỗi cung ứng logistics, tích hợp các dịch vụ logistics với các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu để nâng cao năng lực quản trị và chất lượng dịch vụ. Các doanh nghiệp nhỏ phải tăng cường liên kết để tận dụng tốt mọi nguồn lực, thế mạnh của từng doanh nghiệp vào đầu tư phát triển dịch vụ logistics trọn gói mới có thể cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và từng bước khẳng định uy tín đối với khách hàng.

*** Để nắm rõ các giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics , G.O.L xin chia sẻ một công cụ giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu , cắt giảm chi phí vận hành xuất –nhập khẩu và các thủ tục khai báo hải quan hàng xuất – hàng nhập để tránh phát sinh các chi phí không mong muốn. Đó là phần mềm quản lý Logistics SMS Live  
Với hệ thống quản lý quản lý hiệu quả , phần mềm quản lý vận tải - Logistics sẽ giúp doanh nghiệp tối giản công việc và quản lý chặt chẽ quy trình xuất- nhập hàng hóa để tránh phát sinh các chi phí không cần thiết. 

Xét tổng quan, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần sớm thành lập một tổ chức nhà nước đứng ra quản lý các hoạt động của ngành logistics cũng như kết nối với hoạt động sản xuất thương mại, xuất nhập khẩu. Đồng thời, cần thống nhất, minh bạch các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logictis để tạo thuận lợi cho hoạt động logistics và thương mại, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

No comments:

Post a Comment

Shopee Việt Nam đang từng bước hạn chế một trong những chính sách đã giúp họ có sự tăng trưởng mạnh ở thị trường Việt Nam trong gần 3 n...